📈 Bạn có nghiêm túc đầu tư trong năm 2025 không? Hãy thực hiện bước đi đầu tiên với ưu đãi giảm tới 50% từ InvestingProNhận Ưu Đãi

20 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Indonesia học được gì?

Ngày đăng 03:00 12/07/2017
20 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Indonesia học được gì?

Vietstock - 20 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Indonesia học được gì?

Indonesia đã phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất của mình từ năm 1997-1998. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên quốc gia này đã để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, khi một số báo cáo cho thấy rằng tăng trưởng của họ đã bị sụt giảm đến 13.7%, CNBC cho hay.

 

Trong vòng một năm, đồng rupiah của họ đã mất giá với tốc độ “chóng mặt”, khi từ mức 2,500 rupiah đổi được 1 USD, đồng tiền này đã giảm xuống chỉ còn 10,000 rupiad đổi 1 USD, và cuối cùng là 17,000 rupiad đổi 1 USD vào lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng.

Theo Chatib Basri, Bộ trưởng Bộ Tài chính của Indonesia giai đoạn năm 2013-2014, hai mươi năm sau, mức sụt giảm từng gây ra sự nghèo đói, bất ổn chính trị, và nạn thất nghiệp hàng loạt ấy đã dạy cho các nhà làm chính sách những bài học quan trọng về vấn đề duy trì mức nợ khỏe mạnh.

Trò chuyện với CNBC trong chương trình "Capital Connection" vào hôm thứ Hai vừa qua, Basri cho rằng Indonesia đã học từ những sai lầm của mình, điều mà có thể được thấy trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi gói kích thích kinh tế của Chính phủ nước này đã góp phần hạn chế được tác động tiêu cực.

Tuy nhiên, những nỗ lực của Chính phủ để “giải phóng” nền kinh tế nước này không phải lúc nào cũng đến được các địa phương, vì các chính quyền đô thị thường từ chối làm theo luật pháp của quốc gia này. Vì sự phân tán quyền lực nên chính quyền trung ương Indonesia không có được sự kiểm soát toàn bộ, qua đó khiến cho bất kỳ chính sách mới nào cần được thực thi đầy đủ cũng có thể bị cản trở.

Và ông không phải là người duy nhất thể hiện sự lo ngại về nền kinh tế nước này. J. Soedradjad Djiwandono, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia giai đoạn 1993-1998, cho biết ông hiện lo lắng về việc quốc này đang gánh quá nhiều nợ.

Ông Djiwandono, người từng bị sa thải vì có những khác biệt trong chính sách với cựu Tổng thống Suharto trong cuộc khủng hoảng, nói rằng: “Lượng nợ ngày càng tăng của Indonesia khiến cho tôi lo sợ”.

“Các cuộc nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ cao có liên quan tới nhiều vấn đề hơn khi khủng hoảng nổ ra và cũng đòi hỏi thời gian hồi phục lâu hơn”, ông nói với CNBC.

Mặc dù những lo lắng của họ là có liên quan tới tương lai, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài như Mark Mobius vẫn tỏ ra lạc quan về khu vực này.

Trong một báo cáo gần đây, Mobius, Chủ tịch điều hành nhóm thị trường mới nổi của công ty Templeton, nói rằng: “Nhiều quốc gia, công ty và cá nhân đã học được nhiều bài học khắc nghiệt về cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, đồng thời tạo dựng được những nguồn dự trữ ngoại tệ lớn hơn và giảm được khối lượng nợ nước ngoài có liên quan tới GDP và thu nhập”. Điều đó nghĩa là triển vọng ở các thị trường mới nổi thời hậu khủng hoảng là rất tốt.

Adrian Zuercher, trưởng bộ phận phân phối tài sản khu vực châu Á-Thái Bình Dương của quỹ quản lý tài sản UBS, nói với CNBC rằng mặc dù thị trường chứng khoán của Indonesia có thể là “kẻ chậm chạp” vào thời điểm này, nhưng ông kỳ vọng rằng nó sẽ thể hiện tốt hơn trong nửa sau của năm 2017.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.